Triển lãm thảm Ba Tư
Từ hàng nghìn năm nay, vùng đất Ba Tư xa xăm và huyền bí vẫn tiếp tục hấp dẫn những bộ óc tò mò trên khắp hành tinh. Đất nước của Nghìn lẻ một đêm, của món trứng cá đen ngon nhất trên thế giới tiếp tục làm thế giới say mê bằng những chiếc thảm thần kì. Khác với tấm thảm trong truyện Aladin, những tấm thảm Ba tư ngày nay được ra đời trong những xưởng sản xuất thủ công và bay đến mọi nơi trên thế giới bằng máy bay. Một trăm tấm thảm quý đã được Đại sứ quán Iran giới thiệu trong một triển lãm độc đáo tại khách sạn Métropole.
Thảm Ba tư ‘’bay’’ tới VIệt Nam
Từ hàng nghìn năm nay, vùng đất Ba Tư xa xăm và huyền bí vẫn tiếp tục hấp dẫn những bộ óc tò mò trên khắp hành tinh. Đất nước của Nghìn lẻ một đêm, của món trứng cá đen ngon nhất trên thế giới tiếp tục làm thế giới say mê bằng những chiếc thảm thần kì. Khác với tấm thảm trong truyện Aladin, những tấm thảm Ba tư ngày nay được ra đời trong những xưởng sản xuất thủ công và bay đến mọi nơi trên thế giới bằng máy bay. Một trăm tấm thảm quý đã được Đại sứ quán Iran giới thiệu trong một triển lãm độc đáo tại khách sạn Métropole.
Năm 2009, kinh tế thế giới đang gặp khó khăn nghiêm trọng nhưng không vì thế mà các khoản chi dành cho trang trí nhà cửa sang trọng không vì thế mà giảm sút. Thảm vốn không chỉ là một vật trang trí nhà cửa nhằm thể hiện đẳng cấp và thậm chí phản ánh phần nào nhân sinh quan của gia chủ vì thế không những không giảm sút mà còn có chiều gia tăng và tiếp tục phá vỡ các kỷ lục. Bằng chứng là ngày 12 tháng 3 năm 2009, tấm thảm mang tên The Pearl Carpet of Baroda (Tấm thảm ngọc công quốc Baroda) đã được bán với giá 20 triệu đô la vượt qua kỷ lục trước đó của tấm thảm Ba tư bán vào nălm 2008 tại New York. Thảm Ba tư với bề dày lịch sử cả nghìn năm luôn nằm trong sổ tay của những kiến trúc sư nội thất hàng đầu thế giới cũng như của các nhà sưu tập. Ở Têhêran có cả một bảo tàng dành riêng cho thảm dệt.
Thảm thường được dệt bằng lụa, len hoặc cotton, nhưng những bức thảm cao cấp nhất vẫn phải được làm từ lụa. Thứ lụa mềm mại đặc trưng của vùng Trung Đông. Đôi khi người ta còn cho thêm các sợi kim loại quý kéo thành dây để dệt kèm. Thảm được dệt trong các xưởng tại các ngôi làng khác nhau và thường có các chi tiết đặc trưng theo mỗi bộ tộc hay làng. Trong quá khứ, các chi tiết trang trí cũng cho phép phân biệt được các tầng lớp trong xã hội khác nhau giống như chi tiết trang trí rồng ở ta. Bản thân mỗi tấm thảm đã là cả một tác phẩm nghệ thuật, kết tinh của nghệ thuật I ran xuất hiện từ hàng nghìn năm trươc công nguyên. Ban đầu thảm là sản phẩm cần thiết giúp con người qua khỏi mùa đông khắc nghiệt sau đó trở thành một loại hình nghệ thuật thể hiện qua màu sắc rực rỡ và các mô típ lấy từ thiên nhiên (côn trùng, cây cỏ, rễ cây, vỏ cây,…). Theo các tài liệu nghiên cứu, thảm Phương Đông được nhập vào châu Âu hồi thế kỷ 13 và chúng đắt đến mức người ta không dám trải dưới đất như ở Phương Đông vẫn hay làm. Đến thế kỷ 16, kỹ thuật dệt thảm ở I ran được hoàn thiện và trở thành một môn nghệ thuật-công nghiệp rồi xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới.
Triển lãm lần này được đại sứ quán Iran tại Việt Nam và công ty Safa Carpet Gallery phối hợp tổ chức. Có tới 178 tấm thảm với kích cỡ khác nhau được trưng bày trong triển lãm lần này. Có cả những bức thảm tới hơn 100 năm tuổi. Giống như sập gụ, tủ chè ở ta, thảm càng cổ giá càng cao. Cho nên với nhiều gia đình giàu có, thảm còn là một kênh đầu tư của các gia đình giàu có tại quốc gia Trung đông này. Năm 2006, người viết bài có cơ hội may mắn tham dự vào một cuộc đấu giá thảm tại trung tâm bán đấu giá nổi tiếng nhất của Paris, Hotel Drouot. Ngày hôm đó có thể được coi là ngày bán đấu giá cho những sản phẩm trang trí nhà cửa từ đồ gia dụng cổ, cho đến tranh treo tường và thậm chí là cả đầu lâu thu nhỏ của các bộ lạc Nam Mỹ. Phiên cuối cùng là đợt đấu giá các loại thảm. Có những bức tuổi đời đến hàng trăm năm. Đặc biệt mọi người đều chú ý đến tấm thảm ba tư khổ nhỏ. Cuối cùng tấm thảm thế kỷ 15 được mua với giá 150 nghìn euros. Những bức thảm được giới thiệu lần này cũng có giá rất cao từ 5000 tới cả chục ngàn đô la mỹ. Nhưng nhìn dưới góc độ thẩm mỹ và đẳng cấp, sự có mặt của những sản phẩm cao cấp này tại Việt Nam là dấu hiệu tích cực cho thấy cả về tiềm lực kinh tế và gu thẩm mỹ ở Việt Nam đã trở nên phong phú hơn rất nhiều.
Triển lãm do Đại sứ quán Iran và Công ty Safa Carpet Gallery phối hợp tổ chức tại Khách sạn Metropole Hà Nội.